Trong xu thế công nghệ hiện nay, hạ tầng mạng internet sử dụng cáp quang được ứng dụng ở mức tối đa nhằm thay thế cho cáp đồng. Hệ thống mạng cáp quang đem lại nhiều ưu điểm vượt trội về tốc độ, băng thông, chi phí đầu tư, lắp đặt. Mạng cáp quang giúp cho việc bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp hệ thống khi cần trở nên dễ dàng hơn. Vậy, để lắp đặt một hệ thống mạng LAN cáp quang cần những thiết bị gì? Cùng CÔNG NGHỆ TÂN TIẾN tìm hiểu qua bài viết này.
NỘI DUNG CHÍNH
Thành phần chính giúp hệ thống mạng cáp quang hoạt động
Trong phạm vi bài viết này, chúng ta chỉ đề cập để những vật tư, thiết bị chính giúp cho hệ thống mạng cáp quang hoạt động và truyển tải dữ liệu. Đối với một số hệ thống đòi hỏi cao về băng thông, tốc độ, tính bảo mật thì cần có thêm các thiết bị chuyên dụng công nghệ cao.
>>>>>Quý khách có thể tham khảo thêm: Giải pháp mạng LAN cáp quang
Dây cáp quang
Như chúng ta đã biết để hệ thống mạng hoạt động cần có dây truyền tín hiệu để kết nối các thiết bị với nhau. Đối với mạng cáp quang ta sử dụng dây cáp quang làm phương tiện truyền dẫn tín hiệu là chủ yếu (dưới dạng tín hiệu ánh sáng). Sau đó sẽ chuyển đổi tín hiệu ánh sáng sang tín hiệu điện qua các thiết bị chuyển đổi tín hiệu quang-điện (converter quang) và kết nối đến các thiết bị sử dụng như: switch mạng, máy tính, máy in, router wifi,… (hoặc cũng có thể kết nối trực tiếp tín hiệu quang nếu như các thiết bị có hỗ trợ cổng kết nối quang)
>>Xem sản phẩm: Dây cáp quang 2FO
Dây cáp quang có thể là loại Singlemode hoặc multimode, số lượng sợi quang (1FO, 2FO, 4FO, 8FO,… đến 144FO) tùy theo thiết kế hệ thống. Ưu điểm của dây cáp quang là dây rất bền, chắc có thể đi trong nhà, treo ngoài trời, luồn cống (số lượng sợi quang linh hoạt lựa chọn theo nhu cầu sử dụng). Băng thông, tốc độ truyền tải lớn, tính ổn định cao, khả năng truyền ở khoảng cách xa vượt trội. Đặc biệt chi phí, giá thành rẻ hơn so với sử dụng cáp đồng.
Modem
Modem (viết tắt từ Modulator and Demodulator) hay bộ điều giải, là một thiết bị điều chế sóng tín hiệu tương tự nhau để mã hóa dữ liệu số, và giải điều chế tín hiệu mang để giải mã tín hiệu số. Hiện nay modem của các nhà mạng hỗ trợ cả cổng kết nối quang (SC/UPC) và cổng kết nối mạng (RJ45) rất thuận tiện cho việc thi công lắp đặt và mở rộng hệ thống mạng LAN khi cần thiết.
Media converter – Bộ chuyển đổi quang-điện
Bộ chuyển đổi quang điện là thiết bị chuyển đổi tín hiệu quang sang tín hiệu điện và ngược lại. Trong hệ thống mạng LAN cáp quang, Converter quang được sử dụng cho mục đích mở rộng hệ thống mạng truyền ở khoảng cách xa (kết nối mạng nội bộ giữa các tòa nhà, khu dân cư,…).
Converter quang-điện đi theo bộ gồm 2 chiếc. Thiết bị này có một đầu thu và một đầu nhận, nó thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi tín hiệu điện sang tín hiệu ánh sáng để truyền đi bằng dây cáp quang, sau đó chuyển đổi tín hiệu quang sang tín hiệu điện cho các thiết bị sử dụng ở đầu nhận. Có thể nói, đây là thiết bị đặc trưng không thể thiếu trong hệ thống mạng LAN cáp quang.
>>>>Quý khách có thể tham khảo thiết bị chuyển đổi quang-điện tại đây: Converter quang-điện
Switch chia mạng
Switch chia mạng hay còn gọi là thiết bị chuyển mạch. Đây là một thiết bị dùng để kết nối các đoạn mạng với nhau theo mô hình mạng hình sao. Theo mô hình này, switch đóng vai trò là thiết bị trung tâm, tất cả các máy tính đều được nối về đây.
Có thể hiểu đơn giản, Swich chia mạng là thiết bị phân chia các cổng mạng để kết nối đến các thiết bị trong hệ thống (máy tính, máy in, router wifi và nhiều thiết bị mạng khác,…)
Bộ thu phát wifi
Bộ thu phát wifi đã quá quen thuộc với mọi người hiện nay. Với nhu cầu sử dụng internet kết nối không dây, Router wifi là thiết bị không thiếu trong các hệ thống mạng LAN văn phòng, mạng wifi công cộng, cửa hàng, khu trung tâm thương mại cho đến nhà dân. Tùy vào nhu cầu sử dụng chúng ta sẽ lựa chọn bộ thu phát wifi phù hợp.
Một số phụ kiện quang khác
Để có một hệ thống mạng cáp quang hoàn chỉnh chúng ta có thể cần có các phụ kiện, thiết bị quang khác như: Bộ chia quang (Splitter), ODF (hộp phối quang – có tác dụng kết nối, quản lý và phân phối các đường truyền cáp quang), măng xông quang, module quang, dây hàn quang, dây nhảy quang, dây nhảy mạng,…