So sánh Switch quản lý và Switch không quản lý

Khi thiết kế, triển khai thi công hệ thống mạng, Switch là thiết bị không thể thiếu. Tuy nhiên, trong các hệ thống phức tạp, nhiều lớp mạng, cần phải lưu ý lựa chọn các dòng switch mạng đáp ứng được đầy đủ các chức năng đảm nhiệm theo thiết kế. Trong bài viết này, cùng CÔNG NGHỆ TÂN TIẾN tìm hiểu, so sánh và phân biệt hai dòng switch mạng đó là: Switch quản lýSwitch không quản lý.

Phân biệt Switch quản lý và Switch không quản lý

Để phân biệt được Switch quản lý và Switch không quản lý. Ta cần phải hiểu về chức năng của từng loại. Switch quản lý có nhiều chức năng hơn so với Switch không quản lý. Và đương nhiên, đối với swicth quản lý thì đòi hỏi các kỹ thuật viên phải có trình độ để cài đặt, cấu hình nhằm khai thác hết các chức năng, ưu điểm vượt trội của loại Switch có khả năng quản lý này.

Switch quản lý là gì?

Switch quản lý (Managed Switch) cho phép các thiết bị mạng được kết nối giao tiếp với nhau và cũng cho phép quản trị viên mạng kiểm soát tốt hơn việc quản lý và ưu tiên lưu lượng trong hệ thống mạng LAN. Người sử dụng có thể cài đặt cấu hình, điều chỉnh tùy biến từng cổng kết nối trên switch.

Chức năng quản lý của Switch cho phép quản lý và giám sát mạng theo nhiều cách theo thiết kế. Managed Switch cung cấp khả năng kiểm soát tốt hơn về cách thức dữ liệu truyền qua hệ thống mạng và cho phép đối tượng nào có thể truy cập dữ liệu đó.

Switch không quản lý là gì?

Switch không quản lý (Unmanaged Switch) là thiết bị chuyển mạch thường sử dụng các cổng kết nối tự động xác định các tham số, chẳng hạn như tốc độ dữ liệu và sử dụng chế độ bán song công hay song công.

Unmanaged Switch với chế độ plug-and-play, không đòi hỏi hoặc cho phép bất kỳ sự can thiệp cấu hình, thiết lập thủ công của người sử dụng. Switch không được quản lý được sản xuất với một cấu hình tiêu chuẩn mặc định mà không thể thay đổi.

Switch Layer 3 là gì
Mô hình hệ thống mạng sử dụng Switch quản lý (Managed Switch) và Switch không quản lý (Unmanaged Switch)

Sự khác nhau giữa Switch quản lý và Switch không quản lý

Bảng so sánh Switch quản lý và Switch không quản lý

Managed Switch Unmanaged Switch
Tính năng Kiểm tra ARP động, VLANs, redundancy, IPv4 DHCP snooping, port mirroring, QoS, SNMP, CLI, định tuyến IP, sao chép cổng,… Tính năng hạn chế, đa phần không thể thay đổi
Khả năng vận hành Có khả năng tùy chỉnh, điều khiển phân luồng dữ liệu dựa trên thứ tự ưu tiên, kế hoạch lập trình trước. Khả năng giám sát, phát hiện sự cố từ xa,… Plug-and-Play (cắm và chạy) không cần cài đặt, cấu hình (cài đặt QoS mặc định)
Bảo mật Bảo mật cao, hỗ trợ giám sát và quản lý dữ liệu Bảo mật vật lý (khóa cứng cổng)
Ứng dụng Sử dụng trong hệ thống mạng phức tạp, dữ liệu lớn, đòi hỏi bảo mật cao Dùng trong hệ thống mạng LAN nhỏ, lượng dữ liệu ít, không đòi hỏi độ bảo mật cao
Chi phí Giá thành cao hơn so với switch không quản lý Giá thành thấp, tiết kiệm chi phí

Khác nhau về chức năng kiểm soát và hiệu suất

Chức năng kiểm soát, điều chỉnh hiệu suất là đặc điểm đặt trưng để phân biệt hai loại switch này. Chính từ khác biệt này, người quản lý hệ thống có thể phân chia chức năng theo switch quản lý và không quản lý để có thể sử dụng thiết bị phù hợp.
– Switch được quản lý đòi hỏi kĩ thuật viên có trình độ, hiểu biết để cài đặt, cấu hình chuyển mạch. Còn đối với các thiết bị không được quản lý thì tuân theo quy trình cài đặt Plug and Play để đảm bảo hoạt động kết nối các thiết bị trong hệ thống.
– Một số chức năng khác của Switch quản lý bao gồm khả năng truy cập từ xa các cấu hình và khả năng giám sát các thiết bị sử dụng các giao thức giám sát như: SNMP, NetFlow và dữ liệu đo từ xa mạng khác.

Đặc trưng của Switch quản lý và Switch không quản lý

– Đối với dòng Switch được quản lý (Managed Switch) thì chúng có nhưng đặc trưng riêng như sau: Spanning Tree Protocol (STP) hỗ trợ dự phòng chuyển mạch và liên kết mà không cần tạo vòng lặp. Một số lặp lại STP tồn tại và thường được cấu hình, bao gồm STP truyền thống, STP trên mỗi VLAN, STP nhanh và nhiều STP. Khả năng thực hiện chất lượng dịch vụ, hỗ trợ VLAN, giới hạn tốc độ băng thông và phản chiếu cổng.
– Đối với dòng thiết bị không được quản lý (Unmanaged Switch): duy trì một bảng địa chỉ MAC giúp giảm tổng số chương trình phát sóng được truyền đi, hạn chế số lượng xung đột tiềm ẩn trong miền. Đây cũng là điểm khác biệt chính giữa Switch chia mạng không được quản lý và bộ chia Ethernet .

Sự khác nhau về chức năng, chế độ bảo mật

Các tính năng bảo mật có thể được cấu hình trên các thiết bị chuyển mạch Managed Switch (switch được quản lý)  mà các thiết bị không được quản lý không thể sử dụng. Các tính năng này bao gồm xác thực 802.1X, bảo mật cổng và các VLAN riêng.

Các dòng switch quản lý với nhiều chức năng, có giá thành cao hơn rất nhiều so với swicth không quản lý. Tùy thuộc vào yêu cầu của hệ thống, vị trí lắp đặt Switch trong từng lớp mạng mà lựa chọn loại switch có chức năng và cấu hình phù hợp. Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với kĩ thuật viên của CÔNG NGHỆ TÂN TIẾN để được tư vấn, giải đáp.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TÂN TIẾN
Trụ sở: Nhà 6A, ngách 207/28 phố Bùi Xương Trạch, Tổ 14, Phường Khương Đình, Q.Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 097.787.0110
Website: https://mangcongnghiep.vn/
Email: tantien2tech@gmail.com
Thiết bị quang chính hãng

Máy hàn cáp quang Tumtec FST-83A nhập khẩu chính hãng