Hướng dẫn cách bấm đầu dây mạng nhanh và chính xác

Các chuẩn kết nối và kiểu bấm dây mạng thông dụng

Bấm dây mạng công việc cơ bản của hạng mục thi công hệ thống mạng. Chất lượng của đầu bấm mạng được quyết định bởi tay nghề của người thợ và chất lượng hạt mạng, dây mạng và dụng cụ thi công. Thực hiện đúng kĩ thuật sẽ giúp cho hệ thống kết nối ổn định trong quá trình sử dụng. Hai chuẩn kết nối thông dụng hiện nay đó là chuẩn T568A (chuẩn A) và T568B (chuẩn B).

Đối với hạt mạng loại RJ45 bấm cho hai đầu sợi dây cáp mạng có 2 kiểu bấm đó là: kiểu bấm cáp thẳng (Straight through – 2 đầu dây mạng bấm cùng một chuẩn) khi kết nối hai thiết bị khác loại và kiểu bấm cáp chéo (Crossover – 2 đầu dây mạng bấm khác chuẩn) khi kết nối hai thiết bị cùng loại.

– Cần phân biệt các thiết bị cùng loại, khác loại để áp dụng chuẩn bấm dây mạng để kết nối (bấm thẳng hoặc bấm chéo) cho phù hợp. Dưới đây là các thiết bị cùng loại, khác loại thông dụng trong hệ thống mạng:
+ Hub, Repeater: Cùng loại.
+ Bridge, Switch: Cùng loại.
+ Router, PC: Cùng loại.

Sơ đồ kết nối các thiết bị Switch, Router, Hub, PC qua cổng RJ45
Sơ đồ kết nối các thiết bị Switch, Router, Hub, PC qua cổng RJ45

Bấm đầu dây mạng theo kiểu bấm thẳng

♦ Nếu như bấm cả 2 đầu cùng 1 chuẩn, ví dụ như A – A hoặc B – B thì đó gọi là bấm thẳng.
+ Bấm cáp thẳng áp dụng cho kết nối giữa các thiết bị khác loại như:  từ máy tính đến Hub/Switch. Nối Switch đến router, nối Switch đến PC hoặc Server, nối hub đến PC hoặc server,…
—>> Lý do: Đầu nhận của bên này là đầu gửi của bên kia, nên kiểu bấm thẳng sẽ dùng nối 2 thiết bị khác loại.

Bấm đầu dây mạng theo kiểu bấm chéo

♦ Nếu như bấm 1 đầu là chuẩn A, đầu còn lại là chuẩn B (A – B) thì đó gọi là bấm chéo.
+ Bấm cáp chéo để kết nối giữa các thiết bị cùng loại như: kết nối 2 máy tính lại với nhau mà không dùng Hub/Switch. Nối Switch đến Switch, nối Switch đến hub, nối Hub đến Hub, nối Router đến rounter, nối PC đến PC, nối Router đến PC,…
—>> Lý do: Đầu nhận của bên này cũng là đầu nhận của bên kia nên phải đảo chéo lại để nó có thể gửi nhận tín hiệu cho đúng giữa hai thiết bị cùng loại.

Thiết bị, dụng cụ phục vụ cho việc bấm dây mạng

+ Hạt mạng loại RJ45 (có thể là hạt mạng Cat5e hoặc Cat6, loại thường hoặc loại chống nhiễu tương ứng với dây cáp mạng)
+ Dây cáp mạng (dây cáp mạng Cat5e hoặc Cat6, dây chống nhiễu hoặc không có chống nhiễu). Xem sản phẩm: Cáp mạng Cat6 UTP
+ Kìm bấm mạng (dụng cụ có thể làm tất cả các thao tác trong quá trình bấm đầu dây mạng)
+ Bộ test mạng (kiểm tra thông mạng của dây sau khi hoàn thành việc bấm đầu mạng nếu cần)

Hướng dẫn bấm dây mạng 8 sợi

Quý khách có thể nhìn vào hình minh họa để sắp xếp thứ tự theo màu dây cho đúng. Dưới đây là một số kinh nghiệm để giúp cho việc thao tác bấm dây mạng, nhớ quy luật sắp xếp theo các chuẩn, kiểu kết nối nhanh và chính xác hơn.

Hướng dẫn bấm dây mạng theo chuẩn A và chuẩn B
Quy luật sắp xếp thứ tự dây theo chuẩn A (T-568A) và chuẩn B (T-568B)

Hướng dẫn cách bấm dây mạng 8 sợi lần lượt theo các chuẩn T568A (chuẩn A) và T568B (chuẩn B). Trên thực thế thì chuẩn B được sử dụng phổ biến hơn nên chúng ta đi vào cách bấm mạng theo chuẩn B trước.

Bấm dây mạng theo chuẩn B (T568B)

+ Bước 1: Sắp xếp vị trí màu dây

Đầu tiên, dùng kìm bấm mạng để cắt lớp vỏ bọc bên ngoài đi bọc 4 cặp dây xoắn. Sắp xếp thứ tự các cặp dây lần lượt theo màu: Da cam – Xanh Lá – Xanh Dương – Nâu. Chỉ cần sắp xếp thứ tự các cặp dây xoắn theo quy luật này thì sẽ rất dễ nhớ.

Theo quy luật trên, ta tách các cặp dây, sắp xếp và đánh số tương ứng các màu của sợi dây tương ứng: ① Trắng cam, ② Cam, ③ Trắng xanh lá, ④ Xanh lá, ⑤ Trắng xanh dương, ⑥ Xanh dương, ⑦ Trắng nâu, ⑧ Nâu (ghi nhớ: dây 2 màu luôn đứng trước tính từ trái qua phải trong mỗi cặp và đi liền với nhau). Sau đó, để bấm theo chuẩn B, ta chỉ cần đổi vị trí sợi thứ 4 (Xanh lá) cho sợi thứ 6 (Xanh dương) là xong.

Hướng dẫn bấm dây mạng
Tách các cặp dây và xắp xếp thứ tự theo chuẩn B (T-568B)

+ Bước 2: Cắt bằng đầu dây bằng kìm bấm mạng

Sau khi xếp đúng vị trí các sợi dây, ta chỉnh ngay ngắn và vuốt thật thẳng các sợi ra, xếp khít với nhau. Tiếp đó đó sử dụng dao trên kìm mạng (gần chỗ tay cầm) để cắt các đầu dây sao cho thật bằng để chúng ta nhét nó vào hạt mạng (cân đối độ dài của các sợi dây vừa đủ với độ sâu của hạt mạng). Mục đích của việc này là để tất cả các đầu dây đều chạm tới đáy của hạt mạng (điểm đồng tiếp xúc).

+ Bước 3: Tiến hành kết nối và bấm đầu RJ45 với dây mạng

Đưa dây mạng vào hạt mạng: để úp hạt mạng xuống (phía ghim cài hướng xuống dưới) và đưa dây mạng vào, sau đó dùng tay đẩy mạnh, dí chặt các sợi dây vào hạt mạng. Đảm bảo rằng các đầu dây đều đã chạm tới điểm đồng của hạt mạng, nếu chưa thì cần thao tác lại cho thật chuẩn. Cuối cùng, đưa hạt mạng vào khuân của kìm để bấm (bấm đủ lực để các lá đồng của hạt mạng ghim chặt vào các sợi dây tạo tiếp xúc tốt cho kết nối)

Trên đây là hướng dẫn rất chi tiết cách bấm dây mạng theo chuẩn B, vấn đề quan trọng là cách nhớ vị trí các màu dây của chuẩn B và thao tác sắp xếp và cắt các sợi dây sao cho đẹp, ngay ngắn. Tiếp theo chúng ta sẽ chuyển sang cách bấm dây mạng theo chuẩn A.

Hướng dẫn bấm dây mạng theo chuẩn A và chuẩn B, bấm cáp thằng, cáp chéo
Hướng dẫn các bước bấm đầu dây mạng

Cách bấm dây mạng theo chuẩn A (T568A)

Với chuẩn A, ta sắp xếp các cặp dây theo màu lần lượt là: Xanh Lá – Da Cam – Xanh Dương – Nâu.

Theo quy luật trên, ta tách các cặp dây, sắp xếp thứ tự theo màu dây và số tương ứng như sau: ① Trắng xanh lá, ② Xanh lá, ③ Trắng cam, ④ Xanh dương, ⑤ Trắng xanh dương, ⑥ Cam, ⑦ Trắng nâu, ⑧ Nâu (ghi nhớ: dây 2 màu luôn đứng trước tính từ trái qua phải trong mỗi cặp và đi liền với nhau). Sau đó cũng đổi vị trí sợi thứ 4 (Da cam) cho sợi thứ 6 (Xanh dương) là xong.

Sau khi sắp xếp đúng thứ tự các sợi theo màu dây, ta tiến hành bấm đầu mạng theo các bước đã hướng dẫn chi tiết ở ở mục bấm mạng theo chuẩn B. (Để dễ ghi nhớ, ta chỉ cần phân biệt: chuẩn A thì cặp dây màu xanh lá đứng đầu tiên, chuẩn B thì cặp dây màu da cam đứng đầu tiên, còn lại đều thao tác giống nhau)

Hướng dẫn bấm dây mạng 4 sợi

Trong nhiều trường hợp chỉ cần sử dụng 4 sợi để bấm dây mạng, ta làm như bấm 8 sợi, chỉ khác ta chỉ sử dụng 4 sợi là: 1, 2, 3, 6 với vị trí tương tự (những sợi còn lại không sử dụng đến).

– Sắp xếp sợi dây mạng dùng 4 sợi: Để bấm dây mạng 4 sợi, chúng ta sử dụng chân số 1, 2, 3 và 6. Theo chuẩn B thứ tự các dây sẽ lần lượt là: ① Trắng cam, ② Cam, ③ Trắng xanh lá, ⑥ Xanh Lá. Còn theo chuẩn A sẽ là: ① Trắng xanh lá, ② Xanh lá, ③ Trắng cam, ⑥ Cam. Đầu còn lại cũng làm tương tự. Chú ý: số thứ tự vị trí các sợi tương ứng với vị trí trên hạt mạng (đều được tính từ trái qua phải). Sau khi sắp xếp đúng thứ tự và vị trí 4 sợi theo màu dây, ta tiến hành bấm đầu mạng theo các bước đã hướng dẫn chi tiết ở mục bấm mạng theo chuẩn B.

Kiểm tra thông mạng sau khi bấm dây mạng

Sau khi hoàn thành, ta dùng máy test thông mạng của đoạn dây mạng sau khi bấm. Nếu có ít nhất 1 đèn trong số 8 đèn trên máy không sáng tức là bạn đã bấm sai kiểu kết nối cho các thiết bị, sai thứ tự sợi dây mạng hoặc tiếp xúc giữa hạt mạng và các sợi dây chưa tốt. Ngược lại, nếu đèn sáng hết tức là đã hoàn toàn thông mạng, sợi dây mạng bạn vừa bấm đạt yêu cầu đưa vào sử dụng.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn cách bấm dây mạng theo chuẩn A và chuẩn B (kiểu bấm cáp thằng và cáp chéo). Sau bài viết này, chúng tôi mong rằng cung cấp được những thông tin hữu ích trong việc thao tác kĩ thuật bấm dây mạng. Cần thực hành nhiều để hoàn thiện kĩ năng vì dù có làm đúng theo lý thuyết, sợi dây mạng sử dụng được, nhưng nếu thao tác không cẩn thận, chính xác thì đầu mạng kết nối sẽ không ổn định và dễ phát sinh sự cố sau thời gian sử dụng. Quý khách cần hỗ trợ có thể liên hệ với chúng tôi bằng cách chat hoặc gọi theo số hotline để được giải đáp.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ TÂN TIẾN
Trụ sở: Nhà 6A, ngách 207/28 phố Bùi Xương Trạch, Tổ 14, Phường Khương Đình, Q.Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 097.787.0110
Website: https://mangcongnghiep.vn/
Email: tantien2tech@gmail.com
Thiết bị quang chính hãng

Máy hàn cáp quang Tumtec FST-83A nhập khẩu chính hãng